Cô giáo như mẹ hiền - Tất cả vì Mầm non thân yêu

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM, VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LỨA TUỔI THANH THIẾU NIÊN

Thanh, thiếu niên là lực lượng đông đảo trong xã hội, là tương lai của đất nước. Thời gian qua, mặc dù lực lượng chức năng đã tăng cường triển khai nhiều giải pháp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội nói chung, trong thanh, thiếu niên nói riêng, tuy nhiên tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật còn diễn biến phức tạp, tác động không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội. 

PHÒNG GD&ĐT KIM ĐỘNG

TRƯỜNG MN VŨ XÁ

 
 

 

 

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc             

 
 
 

       Vũ Xá, ngày 27  tháng 12 năm 2021

 BÀI TUYÊN TRUYỀN

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM, VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LỨA TUỔI THANH THIẾU NIÊN

 

Thanh, thiếu niên là lực lượng đông đảo trong xã hội, là tương lai của đất nước. Thời gian qua, mặc dù lực lượng chức năng đã tăng cường triển khai nhiều giải pháp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội nói chung, trong thanh, thiếu niên nói riêng, tuy nhiên tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật còn diễn biến phức tạp, tác động không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội. 

Trong rất nhiều giải pháp phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội, ngoài các biện pháp “đã được quy định cứng” bởi các ngành chức năng thì yếu tố giáo dục của gia đình, nhà trường vẫn là quan trọng nhất. Gia đình hoàn thiện, bố mẹ và người lớn có nhân cách chuẩn mực thì hình thành nhân cách tốt cho con cái. Nhà trường là nơi dạy cho các em kiến thức để các em có thể nhận biết được đâu là hành vi sai trái, hành vi vi phạm pháp luật…

Yếu tố gia đình - nhà trường:

Gia đình là yếu tố có hảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân trong thời kì thơ ấu.  Bởi, kể từ khi mới sinh ra, gia đình là môi trường đầu tiên mà những đứa trẻ sinh sống, nhận thức của chúng bước đầu hình thành từ những hành vi của những người xung quanh, bao gồm cả những hành vi tốt hay không tốt..

Trường học chính là nơi rèn luyện tri thức, nền tảng đạo đức, giúp uốn nắn nhân cách của mỗi con người. Do đó, nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ em, tuy nhiên công tác giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật và quản lý học sinh trong nhà trường còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa chặt chẽ, thường xuyên trong việc quản lý, giáo dục, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các em có biểu hiện vị phạm pháp luật..

Ngoài việc quản lý, giáo dục của một bộ phận gia đình, nhà trường còn thiếu chặt chẽ thì hiện nay thanh, thiếu niên bị tác động bởi mặt trái của quá trình hội nhập, mở cửa, các em thường xuyên tiếp xúc với internet, mạng xã hội mà ở đó đầy rẫy những hình ảnh phản cảm, các trò chơi bạo lực..Bên cạnh đó, nguyên nhân căn bản dẫn đến thực trạng trên là do các em thiếu sự quan tâm chăm sóc, giáo dục của gia đình. Phần lớn các trường hợp trẻ vị thành niên phạm tội thường là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như: bố mẹ ly hôn, thiếu tình thương yêu của gia đình hoặc các gia đình có hoàn cảnh quá khó khăn, cha mẹ lo làm ăn, thiếu sự chăm sóc quản lý. Nhiều trường hợp cha mẹ lại quá nuông chiều con, đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ nhưng chỉ quan tâm đến việc chu cấp về vật chất mà không quan tâm đến tâm tư tình cảm của trẻ. Vì vậy, khi gặp những tình huống khó khăn, các em có thể làm bất cứ điều gì mà không suy nghĩ đến hậu quả của nó…Các thanh thiếu niên dễ bị lôi kéo quan hệ với các đối tượng xấu, dẫn tới tham gia vào các nhóm tội phạm”. Vì vâỵ, việc giáo dục ở gia đình và nhà trường rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến các trẻ vị thành niên.

Những giải pháp, biện pháp phòng ngừa

Gia đình là cái nôi để các em hình thành nên nhân cách. Do đó, cha mẹ phải thường xuyên quan tâm đến tâm sinh lý lứa tuổi các em để biết được những thay đổi mà định hướng trong cách giáo dục con trẻ phù hợp. Gia đình phải quan tâm, giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho các em ngay từ khi còn nhỏ. Bởi giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa là giáo dục cách làm người, cách đối nhân xử thế, giáo dục cách sống tốt đẹp, đúng chuẩn mực. Khi người chưa thành niên biết sống phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội thì sẽ hạn chế được nguy cơ phạm tội. Bên cạnh đó, gia đình phải bồi dưỡng, giáo dục cho người chưa thành niên nhận thức đúng, có hành vi chuẩn mực và có kiến thức pháp luật. Gia đình nên giới thiệu các kiến thức pháp luật một cách có lựa chọn, có hệ thống nhằm giúp cho các em hiểu được đâu là hành vi hợp pháp, đâu là hành vi vi phạm pháp luật, biết mình nên làm gì và không nên làm gì. Như vậy, sẽ hình thành cho các em ý thức tránh xa hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội sau này.

Đối với nhà trường, thay vì đặt nặng vấn đề kiến thức thì cần tăng cường hơn về giáo dục đạo đức, lối sống cho các em học sinh. Nhà trường cần tổ chức các biện pháp quản lý khoa học, chặt chẽ đối với học sinh. Làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho các em chấp hành kỷ luật với ý thức từ thấp đến cao, tạo thành ý thức tự giác cho các em ngay từ khi còn nhỏ, giúp các em hình thành thói quen, chấp hành nghiêm nội quy của nhà trường. Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các thầy, cô giáo trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh. Hình ảnh của các thầy, cô giáo có ảnh hưởng, tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách, trạng thái tâm lý của học sinh. Ngoài ra, cần phải tăng cường công tác tuyên tuyền, giáo dục pháp luật trong nhà trường và phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường với gia đình trong việc trao đổi thông tin để cùng quản lý giáo dục các em phát triển toàn diện.

Để giảm tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, theo các chuyên gia, giải pháp căn bản vẫn là công tác giáo dục, tuyên truyền phù hợp. Tại địa phương có sự phối kết hợp giữa các cơ quan đoàn thể, thường xuyên tổ chức các hoạt động thực tế nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân, nhất là đối với giới trẻ. Ví dụ: “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19” trên địa bàn TP Hưng Yên. Đối tượng tham gia cuộc thi từ đủ 12 tuổi trở lên… Đây là một trong các hoạt động cần thiết; Nhất là trong bối cảnh hiện tại, khi mà cả nước đang dốc toàn lực để chống dịch Covid – 19. Ðẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân, nhất là lứa tuổi thanh, thiếu niên với nhiều hình thức như: tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, thông qua các hội thi, hội nghị, sinh hoạt của các ban, ngành, đoàn thể; tổ chức in tờ rơi, khẩu hiệu có nội dung liên quan công tác an ninh trật tự, phòng, chống tội phạm và tệ nạn trong lứa tuổi thanh niên, thiếu niên.

Để ngăn chặn, phòng ngừa và kéo giảm được tình trạng tội phạm nhí, cần có giải pháp tổng hợp, đồng bộ và đòi hỏi trách nhiệm của toàn xã hội, không chỉ riêng lực lượng công an. Trong đó, giải pháp có hiệu quả nhất là tuyên truyền, bởi các đối tượng thanh thiếu niên chưa hoàn thiện về nhân cách, nhận thức pháp luật. Giải pháp này cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương, đặc biệt là đoàn thể, tổ chức như Đoàn thanh niên, thông qua các hoạt động sinh hoạt tinh thần lành mạnh, nâng cao nhận thức pháp luật cho các cháu, giúp các cháu nhận biết các hành vi sai trái.

Ngoài sự vào cuộc của các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục, định hướng cho các em lý tưởng sống tốt đẹp, cung cấp những kỹ năng sống cần thiết để các em tự bảo vệ bản thân, nhận biết và tránh xa môi trường dễ phát sinh tệ nạn xã hội, tiêu cực, không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Các bậc cha mẹ thường xuyên phối hợp với nhà trường để quản lý thời gian học hành, sinh hoạt của các con, dành thời gian quan tâm, nắm bắt tâm tư, tình cảm, chia sẻ với con bởi đây là giai đoạn trẻ dễ mắc những sai lầm không đáng có. 

Do vậy, vì sự trưởng thành của con trẻ, mỗi gia đình cần có định hướng cụ thể, rõ rệt, cùng một phương pháp giáo dục khoa học. Và điều thiết yếu, cần phải kết hợp hài hòa ba môi trường: Gia đình – Nhà trường và Xã hội mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn./.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết